Là loại hình công ty phổ biến thứ 2 sau công ty TNHH. Hãy cùng Baocaothuebinhduong.com tìm hiểu loại hình công ty này nhé. Từ khái niệm, điều kiện, ưu điểm và so sánh với công ty TNHH để biết đâu là loại hình phù hợp với ngành nghề của bạn
Công ty Cổ Phần (CP)
Là loại hình công ty phổ biến thứ 2 sau công ty TNHH. Hãy cùng Baocaothuebinhduong.com tìm hiểu loại hình công ty này nhé. Từ khái niệ, điều kiện, ưu điểm và so sánh với công ty TNHH để biết đâu là loại hình phù hợp với ngành nghề của bạn
-
Công ty cổ phần là gì
-
Theo khoản 1 điều 111 về luật doanh nghiệp năm 2022, công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp, trong đó:
-
Vốn điều lệ: công ty phát hành cổ phiếu mà chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần.
-
Cổ đông: tối thiêu 3 cổ đông và không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính dựa trên số cổ phần mình đang nắm giữ.
-
Lợi nhuận mà cổ đông được nhận về từ việc sở hữu cổ phần được gọi là cổ tức.
-
Công ty có thể huy động hoặc tăng vốn lên rất nhiều lần bằng việc phát hành cổ phiếu.
-
Điều kiện thành lập công ty cổ phần
-
Người thành lập công ty cổ phần
-
Tổ chức, cá nhân tham gia thành lập doanh nghệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia doanh nghiệp.
-
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, một cá nhân có thể đồng thời là , tổng giảm đốc, giám đốc...từ 2 công ty trở lên (không căn cứ vào loại hình hay quy mô doanh nghiệp).
-
Theo khoản 8 điều 100 Luật doanh nghiệp năm 2014 có quy định rằng khoản nếu đã là tổng giám đốc, giám đốc của doanh nghiệp nhà nước thì không được kiêm nhiệm chức vụ giống như chức vụ mình đang nắm giữ.
-
Cán bộ, công nhân viên chức nếu đang là thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, .....hoặc thuộc cấp quản lý khác của doanh nghiệp trực thuộc nhà nước, thì chỉ được tham gia góp vốn với tư cách cổ đông.
-
Điều kiện về ngành nghề công ty Cổ phần
Doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề theo luật kinh doanh Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề sau:
-
Kinh doanh các chất gây cháy nổ, các chất độc hại.
-
Buôn bán, vận chuyển chất ma túy.
-
Kinh doanh các hoạt động mại dâm, hành vi môi giới, buôn bán phụ nữ, trẻ em
-
Kinh doanh dịch vụ mang tính chất tính chất cờ bạc.
-
Kinh doanh các hiện vật..có yếu tố văn hóa, lịch sử , lưu trữ....
-
Kinh doanh động vật, thực vật hoang dã mà các động thực vật này nằm trong danh sách bảo vệ, bảo tồn .
+ Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật quy định có chứng chỉ hành nghề thì người quản lý, điều hành doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề lưu tại công ty.
-
Kinh doanh dịch vụ pháp lý;khám chữa bệnh, kinh doanh mỹ phẩm, dược phẩm, dịch vụ thú ý, các dịch vụ xây dựng như: thiết kế công trình, các dịch tài chính, kiểm toán, môi giới chứng khoán... đều bắt buộc có chứng chỉ hành nghề mới được chấp nhận
-
Điều kiện về công ty và trụ sở công ty Cổ phần
-
Về công ty: phải được viết bằng tiếng việt, phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa Việt Nam,không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty đã đăng ký tên trước đó.
-
Nếu không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước, lực lượng cũ trang, các tổ chức chính trị, xã hội , nghề nghiệp... thì không được sử dụng toàn bộ tên hoặc một phần tên, ngoại trừ được sự chấp thuận của các cơ quan, tổ chức đó.
-
Đối với tên công ty được viết bằng ngoại ngữ khác: thì được chấp nhận theo 2 cách sau:
-
Tên riêng tiếng Việt được giữ nguyên và sử dụng đồng thời như tên tiếng nước ngoài; Hoặc được dịch sát nghĩa nhất
-
Nếu là viết tắt phải được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài.
-
Trụ sở: phải có địa chỉ nhà cụ thể( ngõ, ngách, thửa đất, đường, thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, tỉnh, thành phố thuộc tỉnh,thành phố trực thuộ trung ương...) và được quyền sử dụng hợp pháp, không có tranh chấp.
-
Trường hợp địa chỉ kinh doanh đặt tại : chung cư, tòa nhà phức hợp, căn hộ..... thì công ty phải có giấy đăng ký xác nhận địa chỉ đó có chức năng mua bán, thương mại, kinh doanh...
-
So sánh công ty TNHH và công ty Cổ phần
-
Giống nhau của công ty TNHH và công ty Cổ Phần
-
Cả hai loại hình đều hoạt động theo luật doanh nghiệp năm 2014.
-
Đều có nhiều chủ sở hữu trở lên, đều có tư cách pháp nhân.
-
Các thành viên chịu trách nhiệm đối với số vốn mình đã góp.
-
Là loại hình doanh nghiệp có pháp nhân riêng
-
Khác nhau của công ty TNHH và công ty Cổ Phần
Tuy nhiên giữa 2 loại hình công ty này cũng có nhiều điểm khác biệt đáng chú ý như:

So sánh công ty TNHH và công ty Cổ phần (CP)
-
Các loại cổ phần
Cổ phần phổ thông là loại cổ phần phổ biến nhất trong công ty cổ phần, người sở hữu chúng được gọi là cổ đông phổ thông. Cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có của doanh nghiệp.
Cổ phần ưu đãi: ưu đãi biểu quyết, ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại, ưu đãi khác do điều lệ của công ty quy đinh
-
Cổ phần ưu đãi cổ tức: là loại cổ phần được trả mức cổ tức cao hơn so với cổ phần phổ thông, và có mức ổn định hằng năm.
-
Cổ phần ưu đãi hoàn lại: được công ty hoàn lại vốn góp theo số vốn đã góp cho người góp vốn theo yêu cầu của người góp vốn hoặc theo điều lệ của công ty.
-
Cổ phần ưu đãi biểu quyết: cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông,số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty ban hành.
-
Ưu điểm của công ty cổ phần
-
Về mức độ rủi ro của các cổ đông thì thấp. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trên số vốn mình đã góp vào công ty.
-
Khả năng thanh khoản cao, có thể chuyển nhượng cho bất kỳ người nào.
-
Việc phát hành cổ phiếu ra bên ngoài dễ dàng huy động vốn cho doanh nghiệp.
-
Hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công ty.
-
Cơ cấu vốn hết sức linh hoạt, nhiều cá nhân, tổ chức có thể tham gia vào điều hành công ty thông qua việc mua cổ phiếu.
-
Nhược điểm công ty cổ phần
-
Cơ cấu quản lý của công ty hết sức phức tạp, do công ty phát hành cổ phiếu nên số lượng thành viên rất đông.
-
Để được ra quyết định , quản lý kinh doanh sẽ gặp khó khăn phải thông qua hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị...để đưa ra hay thống nhất một quyết định. Điều đó gây ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Khả năng bảo mật thông tin của công ty, tình hình tài chính cũng bị hạn chế.
-
Việc chuyển nhượng vốn sẽ mất 0.1% thuế TNCN trên giá chuyển nhượng từng lần.
-
Công ty phải tự theo dõi danh sách cổ đông do số lượng cổ phiếu phát hành ra lớn, vì vậy danh sách cổ đông sáng lập sẽ không được thể hiện đầy đủ trong giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Hy vọng vài biết đã giúp các đọc giả đang phân vân không biết thành lập công ty loại hình nào có thể quyết định loại hình công ty
Cần tư vấn thêm liên hệ ngay
DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI, UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP TỐT NHẤT BÌNH DƯƠNG
Công ty Kế Toán Bảo Ngọc - Chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán - Báo cáo thuế - Thành lập công ty - làm Giấy phép kinh doanh Uy tín và chuyên nghiệp tại Bình Dương
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiểu rõ các vấn đề doanh nghiệp bạn gặp phải. Phương châm của chúng tôi là Bảo mật - Nhanh chóng và Chuyên nghiệp, tin chắc bạn sẽ hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi